Truy cập nội dung luôn

Giới thiệu chung

2020-12-16 11:16:00.0

Phúc Tân là xã miền núi nằm ở phía Tây của thị xã Phổ Yên, cách trung tâm thị xã 27 km, cách trung tâm TP Thái Nguyên 20km, với diện tích 3388,52 ha. Phúc Tân có địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên.
  • Phía Nam giáp xã Phúc Thuận.
  • Phía Đông giáp xã Bình Sơn – Sông Công và xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên.
  • Phía Tây giáp xã Cát Lê huyện Đại Từ.

Toàn xã Phúc Tân có 11 xóm trong đó có 3 xóm đặc biệt khó khăn, tổng số hộ dân đến năm 2020 là 992 hộ, tổng nhân khẩu 3684 người trong đó số người dân tộc thiểu số là 587 người chiếm 15.09%, trên địa bàn xã có 13 dân tộc, một nhà Chùa và có một giáo họ công giáo chung sống, nhân dân chủ yếu làm nông - lâm nghiệp. Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần yêu nước, yêu lao động, có truyền thống gắn bó lâu đời, đoàn kết để phát triển kinh tế và xây dựng quê hương.

Đảng bộ xã có 163 đảng viên, gồm 5 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ công an. HĐND xã có 25 đại biểu. UBND xã có 19 cán bộ, công chức,  trong đó cán bộ có trình độ thạc sỹ: 02 đồng chí; đại học: 12, cao đẳng 1 đồng chí, trung cấp: 04 đồng chí.

Hiện nay trên địa bàn có 02 dự án: Mở rộng nâng cấp đường liên xã đoạn từ xã Phúc Thuận, xã Phúc Tân đi xã Tân Cương – TP Thái Nguyên.

Trên địa bàn xã có 3 trường học gồm: 01 Trường Mầm non, 01 Trường Tiểu học và 01 trường THCS Phúc Tân; 01 trạm Y tế

Đảng bộ xã Phúc Tân luôn luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị uỷ - HĐND - UBND và sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể thị xã; Đảng bộ luôn đoàn kết, thống nhất trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Nhân dân các dân tộc xã Phúc Tân có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó lâu đời, lao động cần cù, năng động sáng tạo, giúp đỡ nhau trong sản xuất.

Tuy nhiên, Phúc Tân là xã miền núi, diện tích rộng, nhiều đồng bào dân tộc, tôn giáo, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn thiếu; tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến thức tạp; giá cả thị trường không ổn định, giá một số mặt hàng nông nghiệp thấp ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đầu tư cho sản xuất của nhân dân. Tệ nạn xã hội, tình hình dịch bệnh trên người và động vật diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

Phúc Tân là xã miền núi nằm ở phía Tây của thị xã Phổ Yên, cách trung tâm thị xã 27 km, cách trung tâm TP Thái Nguyên 20km, với diện tích 3388,52 ha. Phúc Tân có địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp xã Phúc Thuận.

- Phía Đông giáp xã Bình Sơn – Sông Công và xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên.

- Phía Tây giáp xã Cát Lê huyện Đại Từ.

Toàn xã Phúc Tân có 11 xóm trong đó có 3 xóm đặc biệt khó khăn, tổng số hộ dân đến năm 2020 là 992 hộ, tổng nhân khẩu 3684 người trong đó số người dân tộc thiểu số là 587 người chiếm 15.09%, trên địa bàn xã có 13 dân tộc, một nhà Chùa và có một giáo họ công giáo chung sống, nhân dân chủ yếu làm nông - lâm nghiệp. Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần yêu nước, yêu lao động, có truyền thống gắn bó lâu đời, đoàn kết để phát triển kinh tế và xây dựng quê hương.

Đảng bộ xã có 163 đảng viên, gồm 5 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ công an. HĐND xã có 25 đại biểu. UBND xã có 19 cán bộ, công chức,  trong đó cán bộ có trình độ thạc sỹ: 02 đồng chí; đại học: 12, cao đẳng 1 đồng chí, trung cấp: 04 đồng chí.

Hiện nay trên địa bàn có 02 dự án: Mở rộng nâng cấp đường liên xã đoạn từ xã Phúc Thuận, xã Phúc Tân đi xã Tân Cương – TP Thái Nguyên.

Trên địa bàn xã có 3 trường học gồm: 01 Trường Mầm non, 01 Trường Tiểu học và 01 trường THCS Phúc Tân; 01 trạm Y tế

Đảng bộ xã Phúc Tân luôn luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị uỷ - HĐND - UBND và sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể thị xã; Đảng bộ luôn đoàn kết, thống nhất trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Nhân dân các dân tộc xã Phúc Tân có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó lâu đời, lao động cần cù, năng động sáng tạo, giúp đỡ nhau trong sản xuất.

Tuy nhiên, Phúc Tân là xã miền núi, diện tích rộng, nhiều đồng bào dân tộc, tôn giáo, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn thiếu; tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến thức tạp; giá cả thị trường không ổn định, giá một số mặt hàng nông nghiệp thấp ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đầu tư cho sản xuất của nhân dân. Tệ nạn xã hội, tình hình dịch bệnh trên người và động vật diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 180875